Chợ Phiên Đồng Văn, Hà Giang - khu vực địa đầu Tổ quốc - tuần họp một phiên duy nhất vào chủ nhật. Chợ còn giữ nhiều nét nguyên sơ, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Vào những ngày đông cuối năm, nền nhiệt hạ chỉ còn 4 - 5 độ C về đêm và mỗi sáng sớm. Mặc kệ sương muối và mây mù giăng trắng đường, những bước chân tìm đến chốn quen vẫn thoăn thoắt trên lối đi.
Chợ giờ không chỉ để bà con mua, bán hàng hóa mà còn là nơi trai, gái gặp gỡ giao lưu, bạn bè thôn bản trao đổi thông tin.
Trong chợ có đủ thứ, bà con đổi, bán cho nhau từ công cụ sản xuất đến thực phẩm: thịt, gạo, ngô, nấm, con giống và rượu...
Giữa chợ là dãy bàn máy khâu của những tốp thợ may phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đặc biệt, thợ may ở đây phải là đàn ông.
Đông vui và hấp dẫn nhất vẫn là khu vực bán rượu.Từng can rượu ngô bà con tự nấu đêm trước giờ đã xếp hàng dài. Tụm lại ở góc xa, mấy cô vợ tay cầm ô nhẫn nại nhìn chồng ngồi uống với bạn hàng nơi góc quán. Như thành thói quen, chỉ đến non buổi trưa, anh chồng say khướt sẽ nằm vắt ngang ngựa, những người vợ lại tay cầm ô che nắng cho chồng, tay kia nắm đuôi theo ngựa về nhà.
Góc bán thắng cố - món ăn nổi tiếng nơi vùng cao - cũng luôn tấp nập người tìm đến vào những ngày giá rét. Thắng cố nấu trong chảo gang cỡ lớn đặt trên bếp củi. Những gốc củi gộc cháy đỏ tỏa khói nghi ngút, quyện lấy thứ mùi đặc trưng của món ăn đặc biệt…
Câu chuyện chuẩn bị mua sắm đón Tết đã rộn ràng, râm ran khắp các gian hàng chợ.
Dãy hàng rượu tấp nập chị em phụ nữ mua, bán.
Bà Giàng Séo đang chăm chú ngắm đôi lợn giống.
Khu vực bán thắng cố thu hút đông đảo khách ẩm thực.
Đi chợ mua đồ đã xong, lũ trẻ nhỏ được mẹ cho ăn phở nóng – món ăn của người miền xuôi đem đến bán.
Xôi ngũ sắc.
Điện thoại di động không còn là món đồ xa lạ với bà con vùng cao.
Chị Sùng A Mí đang chọn vải may váy áo mới đón Tết.
Sửa chữa tại chỗ những đôi giày vượt núi còn vương bùn của người đi chợ sớm.
Phạm Thanh
Vào những ngày đông cuối năm, nền nhiệt hạ chỉ còn 4 - 5 độ C về đêm và mỗi sáng sớm. Mặc kệ sương muối và mây mù giăng trắng đường, những bước chân tìm đến chốn quen vẫn thoăn thoắt trên lối đi.
Chợ giờ không chỉ để bà con mua, bán hàng hóa mà còn là nơi trai, gái gặp gỡ giao lưu, bạn bè thôn bản trao đổi thông tin.
Trong chợ có đủ thứ, bà con đổi, bán cho nhau từ công cụ sản xuất đến thực phẩm: thịt, gạo, ngô, nấm, con giống và rượu...
Giữa chợ là dãy bàn máy khâu của những tốp thợ may phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đặc biệt, thợ may ở đây phải là đàn ông.
Đông vui và hấp dẫn nhất vẫn là khu vực bán rượu.Từng can rượu ngô bà con tự nấu đêm trước giờ đã xếp hàng dài. Tụm lại ở góc xa, mấy cô vợ tay cầm ô nhẫn nại nhìn chồng ngồi uống với bạn hàng nơi góc quán. Như thành thói quen, chỉ đến non buổi trưa, anh chồng say khướt sẽ nằm vắt ngang ngựa, những người vợ lại tay cầm ô che nắng cho chồng, tay kia nắm đuôi theo ngựa về nhà.
Góc bán thắng cố - món ăn nổi tiếng nơi vùng cao - cũng luôn tấp nập người tìm đến vào những ngày giá rét. Thắng cố nấu trong chảo gang cỡ lớn đặt trên bếp củi. Những gốc củi gộc cháy đỏ tỏa khói nghi ngút, quyện lấy thứ mùi đặc trưng của món ăn đặc biệt…
Câu chuyện chuẩn bị mua sắm đón Tết đã rộn ràng, râm ran khắp các gian hàng chợ.
Bà Giàng Séo đang chăm chú ngắm đôi lợn giống.
Khu vực bán thắng cố thu hút đông đảo khách ẩm thực.
Đi chợ mua đồ đã xong, lũ trẻ nhỏ được mẹ cho ăn phở nóng – món ăn của người miền xuôi đem đến bán.
Điện thoại di động không còn là món đồ xa lạ với bà con vùng cao.
Chị Sùng A Mí đang chọn vải may váy áo mới đón Tết.
Sửa chữa tại chỗ những đôi giày vượt núi còn vương bùn của người đi chợ sớm.
Phạm Thanh
Theo dantri.com.vn
Ghé Sushop để mua ủng hộ các sản phẩm của Blogsudo