Tổng thống Barack Obama hôm qua khẳng định Washington ủng hộ sự phát triển của Bắc Kinh, nhưng nhắc nhở Trung Quốc không nên cậy thế để bắt nạt các nước nhỏ hơn trong cả tranh chấp chủ quyền lẫn kinh tế.
Tổng thống Obama phát biểu tại New Delhi, Ấn Độ, hôm 27/1. Ảnh: Reuters
Nói trong một chương trình đối thoại hôm qua, tổng thống Mỹ cho hay ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Mỹ.
"Điều nguy hiểm với chúng tôi đó là một Trung Quốc bất ổn, đói nghèo và rạn vỡ. Nếu Trung Quốc phát triển tốt, chúng tôi cũng có lợi hơn nhiều", PTI dẫn lời Obama.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự phát triển của Trung Quốc không nên gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
"Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải, mà hãy cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Nước này không nên thao túng tiền tệ để giành lợi thế kinh doanh mà các nước khác không có", ông nói thêm và khẳng định Mỹ muốn duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Tổng thống Obama đưa ra phát biểu trên sau khi Trung Quốc có những phản ứng tiêu cực với chuyến công du đến Ấn Độ của ông tuần trước.
Trong chuyến đi ba ngày, ông Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã ký một tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định "tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải và đảm bảo quyền tự do đi lại, cả trên biển và trên không", đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Trung Quốc thường xuyên xảy ra tranh chấp và bị cáo buộc gây hấn với nhiều quốc gia trong khu vực.
Ông Obama cũng ký kết một thỏa thuận hạt nhân quan trọng vốn bế tắc nhiều năm nay, đồng thời trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa ở New Delhi.
Các báo chính thống của Trung Quốc đều cho rằng Mỹ đang cố biến Ấn Độ trở thành một đồng minh.
"Mỹ muốn dùng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, nhưng New Delhi không đồng ý với chiến lược này. Thay vào đó, lợi ích thương mại và công nghệ quân sự là những gì Ấn Độ hy vọng đạt được từ Mỹ", Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (CNR) bình luận.
Nhắc lại những tranh cãi ngoại giao một năm trước giữa hai nước, hãng thông tấn Tân Hoa Xã lại mô tả mối quan hệ này là "hời hợt". Hãng này cho rằng "ba ngày không đủ để Obama và Modi trở thành những người bạn thực sự, bởi họ có những khác biệt lớn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, tranh cãi nông nghiệp và hợp tác năng lượng hạt nhân".
"Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chính quyền Trung Quốc đưa ra những phát ngôn đó. Trung Quốc không nhất thiết phải bị đe dọa vì chúng tôi có mối quan hệ tốt với Ấn Độ", ông Obama nói.
Ông cho hay có nhiều khía cạnh khiến Mỹ thân thiết với Ấn Độ hơn Trung Quốc, nhất là về nền dân chủ.
Trong cuộc phỏng vấn được ghi hình ở New Delhi vào hôm 27/1, ngày cuối cùng trong chuyến công du Ấn Độ, ông Obama từng nhắc đến chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2014 và nói rằng ông đã có những cuộc gặp rất thành công với người đồng cấp của Trung Quốc.
"Tôi tin rằng vào thời điểm này trong lịch sử, chúng ta có cơ hội để tạo ra một công thức cân bằng, trong đó tất cả các nước đều tuân thủ theo một bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung", ông nói. "Chúng tôi tập trung vào việc nâng cao đời sống cho người dân của mình, không làm hại đến người khác, mà là hợp tác cùng nhau. Đó là những gì mà tôi với Thủ tướng Modi tập trung thảo luận".
Anh Ngọc
Nói trong một chương trình đối thoại hôm qua, tổng thống Mỹ cho hay ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Mỹ.
"Điều nguy hiểm với chúng tôi đó là một Trung Quốc bất ổn, đói nghèo và rạn vỡ. Nếu Trung Quốc phát triển tốt, chúng tôi cũng có lợi hơn nhiều", PTI dẫn lời Obama.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự phát triển của Trung Quốc không nên gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
"Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải, mà hãy cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Nước này không nên thao túng tiền tệ để giành lợi thế kinh doanh mà các nước khác không có", ông nói thêm và khẳng định Mỹ muốn duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Tổng thống Obama đưa ra phát biểu trên sau khi Trung Quốc có những phản ứng tiêu cực với chuyến công du đến Ấn Độ của ông tuần trước.
Trong chuyến đi ba ngày, ông Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã ký một tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định "tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải và đảm bảo quyền tự do đi lại, cả trên biển và trên không", đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Trung Quốc thường xuyên xảy ra tranh chấp và bị cáo buộc gây hấn với nhiều quốc gia trong khu vực.
Ông Obama cũng ký kết một thỏa thuận hạt nhân quan trọng vốn bế tắc nhiều năm nay, đồng thời trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa ở New Delhi.
Các báo chính thống của Trung Quốc đều cho rằng Mỹ đang cố biến Ấn Độ trở thành một đồng minh.
"Mỹ muốn dùng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, nhưng New Delhi không đồng ý với chiến lược này. Thay vào đó, lợi ích thương mại và công nghệ quân sự là những gì Ấn Độ hy vọng đạt được từ Mỹ", Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (CNR) bình luận.
Nhắc lại những tranh cãi ngoại giao một năm trước giữa hai nước, hãng thông tấn Tân Hoa Xã lại mô tả mối quan hệ này là "hời hợt". Hãng này cho rằng "ba ngày không đủ để Obama và Modi trở thành những người bạn thực sự, bởi họ có những khác biệt lớn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, tranh cãi nông nghiệp và hợp tác năng lượng hạt nhân".
"Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chính quyền Trung Quốc đưa ra những phát ngôn đó. Trung Quốc không nhất thiết phải bị đe dọa vì chúng tôi có mối quan hệ tốt với Ấn Độ", ông Obama nói.
Ông cho hay có nhiều khía cạnh khiến Mỹ thân thiết với Ấn Độ hơn Trung Quốc, nhất là về nền dân chủ.
Trong cuộc phỏng vấn được ghi hình ở New Delhi vào hôm 27/1, ngày cuối cùng trong chuyến công du Ấn Độ, ông Obama từng nhắc đến chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2014 và nói rằng ông đã có những cuộc gặp rất thành công với người đồng cấp của Trung Quốc.
"Tôi tin rằng vào thời điểm này trong lịch sử, chúng ta có cơ hội để tạo ra một công thức cân bằng, trong đó tất cả các nước đều tuân thủ theo một bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung", ông nói. "Chúng tôi tập trung vào việc nâng cao đời sống cho người dân của mình, không làm hại đến người khác, mà là hợp tác cùng nhau. Đó là những gì mà tôi với Thủ tướng Modi tập trung thảo luận".
Anh Ngọc
Theo Vnexpress
Ghé Sushop để mua ủng hộ các sản phẩm của Blogsudo