Ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum có tục “ngủ thăm” rất kỳ lạ: các cô gái chưa chồng mời các chàng trai về bếp riêng để tâm sự, gọi là “ngủ thăm”. Có điều, chỉ ngủ… chay chứ không được “vượt rào”, nếu phạm điều này sẽ bị làng phạt rất nặng.
Nhà sàn của người Giẻ, Triêng ở huyện Ngọc Hồi và ĐăkGlei (Kon Tum)
“Ngủ thôi, không được làm gì!” Ngồi trước bếp lửa buổi chiều những ngày cuối năm, nói chuyện làng, chuyện phong tục người Triêng, già làng Brol Vel (70 tuổi) ở làng ĐăkRăng, xã ĐăkDục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) khoan khoái: "Đồng bào mình có nhiều tục lạ nhưng hay lắm, như cái tục “ngủ thăm” ấy, trai gái nằm chung tâm sự, nói chuyện tương lai… mà ngủ thôi chứ không được làm gì”. Thấy khách trố mắt không hiểu, già làng Brol Vel cười giải thích: đó là tục trai gái ngủ với nhau trong bếp lửa riêng của cô gái. Đến khoảng 4 giờ sáng, chàng trai mới rời bếp lửa ấm áp ấy ra về để lên rẫy vào núi. Sau vài đêm, nếu ưng nhau thì cô gái sẽ đi… bắt chồng, còn tình duyên không hợp, cô gái không cho chàng trai đến nữa. Thời trai trẻ của Brol Vel là thế, nhất là vào những đêm mùa xuân, khi máu tình chảy rần rần qua cơ thể. Thế nhưng, để được “ngủ thăm” trên bếp riêng của các cô gái, các chàng trai người Triêng phải “mỏi cả tay, rát cả môi”. Brol Vel kể: Những nhà dài của người Triêng xưa, con gái tuổi chưa chồng luôn có bếp lửa riêng.
Nỗi buồn của một bà mẹ đơn thân ở làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông Còn các chàng trai, ngày trước ai cũng phải ở nhà rông. Khi màn đêm buông xuống, rừng lạnh kéo về là lúc các chàng trai bắt đầu đốt lửa sưởi ấm. Có điều, không phải lúc nào cũng có lửa để đốt lên. Vì thế các chàng trai bắt đầu đi xin lửa các cô gái. Thế nhưng để có lửa, các chàng trai mang khèn ra thổi bài “xin lửa”. Cảm tiếng khèn hay, chân tình, các cô gái sẽ lấy lửa bếp riêng của mình mang đến trao cho chàng trai mình thích. Rồi khi “tình trong như đã”, đêm đêm các chàng trai đến dưới nhà sàn cô gái thổi khèn “xin ngủ thăm”. Các cô gái Triêng chưa chồng khi đã bén duyên, sẽ hé cánh cửa cho chàng trai vào bếp lửa riêng để “ngủ thăm”.
Một góc làng Chum Tam, xã Măng Ri Có khi sau một đêm, cô gái sẽ nhận ra chàng không là mộng nên đừng mong có đêm thứ hai. Còn cô gái đã “kết” rồi thì cửa nhà sàn nơi bếp riêng luôn hé ra mỗi đêm cho chàng trai đi vào. Bị làng phạt vì “ăn trái cấm” Chúng tôi thắc mắc: Nếu ngủ mà lỡ “sờ vào hiện vật”, có bầu trước thì biết làm sao? Già làng Brol Vel bảo, thời nào cũng có người bị phạt vạ bởi “ăn trái cấm” khi ngủ thăm, thế nhưng ngày trước trường hợp này rất ít. Nguyên nhân là vì khi lỡ vi phạm thì bị phạt vạ rất nặng, phải thịt trâu, dê, gà và rượu tại nhà rông cho cả làng ăn.
Năm 1998, làng Đăk Răng cũng phạt vạ hai trường hợp. Ấy là khi phát hiện hai cô gái trong làng có bầu, làng bắt ra chỉ ai là “tác giả”. Sau đó, cả hai cặp đôi trai gái bị làng đuổi ra khỏi làng, lên rừng sống. Với đồng dân tộc thiểu số Bắc Tây nguyên, có thể chịu được bị dáo đâm lửa đốt, nhưng bị đuổi ra khỏi làng, sống tách biệt với cộng đồng là điều nhục nhã nhất.
Y Phương và đứa con 11 tháng Vì vậy, hai đôi trái gái nói trên phải sống trên rừng hết một năm, sau khi sinh con xong mới được quay về làng. Thế nhưng, trước khi về làng, đôi trái gái phải lấy huyết heo đựng trong ống nứa rồi đi đến tận từng nhà trong làng “xin tội” bằng cách bôi huyết vào đầu gối và ngực của tất cả các thành viên mỗi gia đình. Có điều, việc “xin tội” này chỉ diễn ra ngay trong một đêm, không được kéo dài đến sáng và đêm thứ hai.
Có cô giáo người Giẻ xin về 3 ngày 3 đêm. Sau đó cô quay về với dáng người phờ phạc. Hỏi ra, cô giáo nọ khai là về ngủ thăm với bạn tình. Hóa ra, bạn tình là người quá sành đời, nên ngủ một đêm anh bạn tình nọ nói “chưa biết gì”, bắt ngủ đến 3 đêm như thế
Anh Bùi Đắc Trực, cán bộ Liên minh hợp tác xã tỉnh Kon Tum
Anh Bùi Đắc Trực, cán bộ Liên minh hợp tác xã tỉnh Kon Tum cho hay, trước và sau thập kỷ 90 thế kỷ trước, anh đi dạy ở các xã của huyện ĐăkGlei (Kon Tum), anh đã chứng kiến không ít trường hợp trai gái người Giẻ, Triêng bị làng phạt vạ thì tội “ngủ thiệt”. Anh Trực kể, có một năm anh là hiệu trưởng một trường tiểu học (xin không để địa danh và tên), cô giáo người Giẻ xin về 3 ngày 3 đêm. Sau đó cô quay về với dáng người phờ phạc. Hỏi ra, cô giáo nọ khai là về ngủ thăm với bạn tình. Hóa ra, bạn tình là người quá sành đời, nên ngủ một đêm anh bạn tình nọ nói “chưa biết gì”, bắt ngủ đến 3 đêm như thế. Sau này, cô giáo có bầu và bị làng phạt vạ cả đôi trai gái. Báo hại cho thủ trưởng Trực khi ấy phải đi năn nỉ làng giúp cho cô giáo trường mình không bị phạt nặng như truyền thống. Hỏi vì sao cả cô gái cũng bị phạt, anh Trực giải thích: "Làng bảo, nó “tiếp tay” cho bạn tình, nếu không thì làm sao mà có bầu cho được?". Oái oăm tục “kuy pah oh pô” bị méo mó Tương đồng như người Giẻ, Triêng, người Xê Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng có tục “ngủ với nhau", gọi à kuy pah oh pô. Đây là tục “ngủ với nhau”, được người Xê Đăng xem như văn hóa truyền thống của dân tộc mình xưa nay.
Y Hồng và đứa con với anh công nhân công trình Thế nhưng, mấy năm gần đây tục hay này đã bị méo mó đi rất nhiều, bởi có hàng trăm cô gái ở các làng đã có con mà không có chồng, dù bị làng phạt vạ rất nặng. Đặc biệt như ở làng Chum Tam, có trường hợp cả 3 chị em đều rơi vào việc ăn trái cấm, bị đuổi khỏi làng, đó là Y Hồng, Y Thoa và Y Hoa. Tìm đến nhà của ba chị em này bây giờ vẫn còn ở bên bờ suối Pờ Si, chúng tôi nghe Y Hoa, chị đầu của ba cô gái kể lại nnhững chuyện tình oái oăm mà xót lòng.
Nhà rông truyền thống của người Xê Đăng, nơi trai gái tập trung chơi đùa Cô chị Y Hồng ngậm ngùi kể, khi công trình nhà nước đi ngang qua xã. Gái làng sáng mắt khi thấy hàng chục anh công nhân về làng, ai nấy sáng sủa, đẹp trai. Và Y Hoa cũng thế và yêu người tên Nam, quê ở tận tỉnh Quảng Trị. Với Y Hoa, Quảng Trị là ở… chỗ nào, mình chẳng biết, chỉ nghe anh Nam thề thốt là trai tân. Đến một ngày, Y Hồng báo tin cho gã trai kia rằng mình có bầu. Anh chàng mới “ló mặt chuột”: "Tao có vợ con rồi". Còn Y Hoa thì bị làng phạt vạ, phải thịt heo, gà và rượu cho làng ăn vì cái tội không chồng mà chửa.
Y Sinh, làng Long Láy, xã Tê Xăng và 4 đứa con không cha Thế nhưng, hai cô em gái Y Thoa và Y Hoa vẫn không sáng mắt khi thấy chị gái yêu trai công trình, vẫn thậm thụt với trai lạ. Kết quả là cả Y Thoa và Y Hoa có chửa, cũng bị làng phạt vạ. Đến nước này, cả ba chị em Y Hồng, Y Thoa và Y Hoa đều bị đuổi ra khỏi làng, đến giờ vẫn chưa cho quay về. Có điều đâu chỉ xã Măng Ri mà một số xã khác của huyện Tu Mơ Rông này cũng rơi vào cảnh tương tự. Đi đến vùng này, sẽ gặp nhiều cô gái trẻ có con nhưng không có chồng. Một buổi chiều muộn, chúng tôi tìm đến nhà Y Phương (19 tuổi) ở làng Tân Ba, xã Tê Xăng. Lúc này, Y Phương vừa địu con trên lưng về nhà, mặt buồn xo. Hỏi ra mới biết, đứa con trai Y Phương giờ đã 11 tháng, cũng là thời gian cha nó, tên Hiền, quê ở Khánh Hòa không quay lại làng này nữa. Y Phương kể, mình quen Hiền một bận lên rẫy. Và chính cái rẫy là nơi “ngủ với nhau” để tự tình. Nơi này, gã trai tên Hiền thề thốt sẽ lấy Y Phương làm vợ và khi biết Y Phương có thai, nó chẳng ngó ngàng gì người con gái tội nghiệp. Hậu quả là bây giờ Y Phương làm mẹ đơn thân, tự lo cho thân mình, sáng địu con đi lên rẫy, chiều địu con về nhà. Theo lời Y Phương, hai chị em họ của mình là Y Nga và Y Lan Anh cũng cùng chung số phận, trong đó, Y Nga có đến hai con, còn Y Lan Anh thì một đứa. Ông A Hiệp, Chủ tịch UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) thở dài cho hay, đã từng "ngủ thăm" với 30 cô gái, nhưng chỉ tâm sự, nắm tay nắm chân và cùng quá thì ôm nhau thôi, chứ không chưa từng “vượt rào”. Còn bây giờ, hết nhà dài, trai gái lại dẫn nhau lên rẫy, lên chòi ngoài rẫy, làm méo mó tục kuy pah oh pô và hậu quả là hàng trăm cô gái mang bầu. Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, anh A Hơn cho biết, qua thống kê sơ bộ, địa phương có trên 300 trường hợp phụ nữ có con nhưng không có chồng. Hầu hết đều xuất phát từ những cuộc tình “kuy pah oh pô” méo mó với công nhân các công trình.
“Ngủ thôi, không được làm gì!” Ngồi trước bếp lửa buổi chiều những ngày cuối năm, nói chuyện làng, chuyện phong tục người Triêng, già làng Brol Vel (70 tuổi) ở làng ĐăkRăng, xã ĐăkDục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) khoan khoái: "Đồng bào mình có nhiều tục lạ nhưng hay lắm, như cái tục “ngủ thăm” ấy, trai gái nằm chung tâm sự, nói chuyện tương lai… mà ngủ thôi chứ không được làm gì”. Thấy khách trố mắt không hiểu, già làng Brol Vel cười giải thích: đó là tục trai gái ngủ với nhau trong bếp lửa riêng của cô gái. Đến khoảng 4 giờ sáng, chàng trai mới rời bếp lửa ấm áp ấy ra về để lên rẫy vào núi. Sau vài đêm, nếu ưng nhau thì cô gái sẽ đi… bắt chồng, còn tình duyên không hợp, cô gái không cho chàng trai đến nữa. Thời trai trẻ của Brol Vel là thế, nhất là vào những đêm mùa xuân, khi máu tình chảy rần rần qua cơ thể. Thế nhưng, để được “ngủ thăm” trên bếp riêng của các cô gái, các chàng trai người Triêng phải “mỏi cả tay, rát cả môi”. Brol Vel kể: Những nhà dài của người Triêng xưa, con gái tuổi chưa chồng luôn có bếp lửa riêng.
Năm 1998, làng Đăk Răng cũng phạt vạ hai trường hợp. Ấy là khi phát hiện hai cô gái trong làng có bầu, làng bắt ra chỉ ai là “tác giả”. Sau đó, cả hai cặp đôi trai gái bị làng đuổi ra khỏi làng, lên rừng sống. Với đồng dân tộc thiểu số Bắc Tây nguyên, có thể chịu được bị dáo đâm lửa đốt, nhưng bị đuổi ra khỏi làng, sống tách biệt với cộng đồng là điều nhục nhã nhất.
Anh Bùi Đắc Trực, cán bộ Liên minh hợp tác xã tỉnh Kon Tum cho hay, trước và sau thập kỷ 90 thế kỷ trước, anh đi dạy ở các xã của huyện ĐăkGlei (Kon Tum), anh đã chứng kiến không ít trường hợp trai gái người Giẻ, Triêng bị làng phạt vạ thì tội “ngủ thiệt”. Anh Trực kể, có một năm anh là hiệu trưởng một trường tiểu học (xin không để địa danh và tên), cô giáo người Giẻ xin về 3 ngày 3 đêm. Sau đó cô quay về với dáng người phờ phạc. Hỏi ra, cô giáo nọ khai là về ngủ thăm với bạn tình. Hóa ra, bạn tình là người quá sành đời, nên ngủ một đêm anh bạn tình nọ nói “chưa biết gì”, bắt ngủ đến 3 đêm như thế. Sau này, cô giáo có bầu và bị làng phạt vạ cả đôi trai gái. Báo hại cho thủ trưởng Trực khi ấy phải đi năn nỉ làng giúp cho cô giáo trường mình không bị phạt nặng như truyền thống. Hỏi vì sao cả cô gái cũng bị phạt, anh Trực giải thích: "Làng bảo, nó “tiếp tay” cho bạn tình, nếu không thì làm sao mà có bầu cho được?". Oái oăm tục “kuy pah oh pô” bị méo mó Tương đồng như người Giẻ, Triêng, người Xê Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng có tục “ngủ với nhau", gọi à kuy pah oh pô. Đây là tục “ngủ với nhau”, được người Xê Đăng xem như văn hóa truyền thống của dân tộc mình xưa nay.
Theo www.thanhnien.com.vn
Ghé Sushop để mua ủng hộ các sản phẩm của Blogsudo