Đoàn diễu binh, diễu hành chia làm 2 ngả đang tiến sâu vào phố trước sự chào đón của người dân.


8h45

Kết thúc diễu binh, diễu hành qua lễ đài ở quảng trường Ba Đình, hơn 60 khối tham gia chia làm hai ngả đang tiến sâu vào các tuyến phố Hà Nội. Ngả thứ nhất là quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Ngả thứ hai quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.

db561151441161579jpg
Xe chỉ huy dẫn đầu đoàn diễu binh, diễu hành trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.

qd56531441158849jpg
Khối nữ sĩ quan thông tin diễu qua phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.

dana46041441158965jpg
Người dân vỗ tay tán thưởng khi đoàn diễu binh, diễu hành bắt đầu xuất hiện. Ảnh:  Quý Đoàn.

mohoi75211441159134jpg
Nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội sáng nay đạt 27 độ C. Mồ hôi trên khuôn mặt của một chiến sĩ tham gia diễu binh. Ảnh: Quý Đoàn.

8h40

Sáng 2/9, đường phố Sài Gòn vắng vẻ. Ở quán cafe, nhiều người dân tập trung theo dõi diễu binh diễu hành tại quảng trường Ba Đình qua màn ảnh nhỏ. Ông Văn Quốc Huy (61 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết 70 năm Quốc khánh là mốc trọng đại của dân tộc, việc theo dõi diễu binh cũng là cách nhìn lại chặng đường đã qua của đất nước. "Tôi kỳ vọng đất nước sẽ ngày càng phát triển, đời sống thịnh vượng hơn", vị cựu chiến binh nói.

2a92261441158313jpg
8h35

Tại quảng trường Ba Đình, kết thúc phần diễu hành là đoàn xe Quốc hiệu, đi đầu là biểu tượng nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên, sau đó là biểu tượng nhà nước Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi kết thúc phần nghi lễ tại Quảng trường Ba Đình, đoàn diễu binh, diễu hành sẽ chia làm hai ngả về phía Kim Mã và ngược lên Văn Miếu.

ptt36461441162123jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi các cựu chiến binh tham dự lễ diễu binh, diễu hành. Ảnh: Đình Nam.

cugiaa37161441158140jpg
Người dân chờ xem đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.

dan40511441158598jpg
Người dân trên phố Nguyễn Thái Học ngắm đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Quý Đoàn.

Trên các tuyến đường đoàn diễu binh đi qua, người dân đứng, ngồi kín hai bên theo dõi. Nhiều cựu chiến binh đã trải qua chiến tranh, từng nếm trải những mất mát, đau thương; hay các em bé lần đầu tiên được xem diễu binh đều chăm chú xem.

8h24

vanmieu140861441157280jpg
Đoàn diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.

Tại quảng trường Ba Đình, khối nông dân, trí thức đang tiến qua lễ đài. Trong khi đó, các khối quân đội, công an nhân dân chia thành hai ngả đã tiến sâu vào các tuyến phố. Người dân đứng kín hai bên đường vỗ tay chào đón. Rất nhiều người đã dùng điện thoại, máy ảnh để ghi lại cảnh diễu binh.

danchao114541441157498jpg
Người dân vỗ tay tán thưởng khi đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô .

qd283641441157777jpg
Đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.

8h15

Tại quảng trường Ba Đình, các khối công an nhân dân gồm: cảnh sát gồm cơ động, giao thông, phòng chống tội phạm, đặc nhiệm, phòng cháy chữa cháy... đang tiến qua lễ đài.

Tham dự lễ mít tinh có đại diện nhiều đại sứ quán. Tham tán Đại sứ quán Nga gửi lời chúc mừng nhân dân Việt Nam.

8h05

Các khối nam, nữ dân quân tự vệ tiến vào lễ đài. Trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945, cùng với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, lực lượng nữ tự vệ đã có vai trò quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong hai cuộc kháng chiến, nữ tự vệ vừa chuyên cần lao động sản xuất, bảo vệ nhà máy, xí nghiệp vừa chịu đựng khó khăn, vất vả, động viên chồng con lên đường đánh giặc.

Tuổi già, không thể xuống Hà Nội theo dõi lễ diễu binh trực tiếp, ông Hoàng Đình Trân (82 tuổi, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Lạng Sơn, theo dõi qua tivi. Nhận xét các đội diễu binh đi rất đẹp, thể hiện được sức mạnh, ông Trân mong rằng đất nước Việt Nam phát triển mạnh, con người Việt Nam ai cũng có công ăn việc làm, sinh viên ra trường không còn rơi vào cảnh thất nghiệp. Lao động trong nước không phải đi xuất khẩu mà Việt Nam còn thuê được lao động từ nước ngoài về làm giàu cho quốc gia.

bado129801441157266jpg
Cảnh sát chuyển nước uống cho người dân ngồi xem đoàn diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.

bd825251441157872jpg
Trẻ em ngồi bên vỉa hề tuyến phố Nguyễn Thái Học - Kim Mã chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.

dan192991441158691jpg
Người dân trải báo xuống lòng đường, vỉa hè, ngồi chờ xem đoàn diễu binh. Ảnh: Bá Đô.

8h00

Khối sĩ quan đặc công đang tiến vào lễ đài. Ở nhiều tỉnh thành, người dân theo dõi lễ diễu binh qua tivi. Tại Nghệ An, thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã chia sẻ cảm nhận.

7h50

Khối học viên các trường sĩ quan tiến qua lễ đài. Tham dự đợt kỷ niệm này có rất nhiều trường sĩ quan, gồm: lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật quân sự, phòng không không quân, không quân, hải quân, biên phòng, đặc công, tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, phòng hóa, thông tin, bộ binh... Các học viên được tập trung tập luyện từ 4 tháng trước.

bd742631441157558jpg
Nữ chiến sĩ thông tin diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.

7h43

Đội hình diễu binh của lực lượng vũ trang tiến vào lễ đài. Đi đầu đội hình diễu binh là xe chỉ huy, do trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp theo đoàn diễu binh là các khối quân nhạc, sĩ quan lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, phòng không, không quân, hải quân.

vovantuan59471441154961jpg
Trung tướng Võ Văn Tuấn trên xe chỉ huy tiến vào lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.

7h35

Chủ tịch nước kết thúc bài diễn văn kéo dài hơn 20 phút. Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu chỉ đạo lễ diễu binh, diễu hành trong tiếng quân nhạc. Đi đầu đội hình diễu binh là xe Quốc huy nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc huy được đặt trên nền trống đồng tượng trưng cho lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc. Hành tiến cùng xe Quốc huy là 54 đôi nam, nữ thanh niên, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Tiếp theo là khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc và xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

bt57341441154583jpg
Xe rước Quốc huy  tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ảnh chụp qua màn hình.

7h25

Diễn văn của Chủ tịch nước nêu rõ, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, như: chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng trên biển Đông.

lucluong48441441153803jpg
Phía dưới khán đài, các lực lượng đứng nghiêm nghe diễn văn.

7h20

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Cách mạng tháng 8 đưa Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến thành đất nước độc lập, nhân dân từ thân phận nô lệ thành người tự do, cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa trên thế giới. 70 năm qua, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đã giữ vững nền độc lập, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng 8.

ongsang15321441153327jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang đọc diễn văn trên lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.

"Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam từ nước nghèo nàn đã vươn lên thoát khỏi khủng hoảng, vượt qua nước nghèo kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình, chính trị xã hội ổn định, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên nhiều tạo nên thế và lực cho đất nước", Chủ tịch nước khẳng định.

7h10

Trên khán đài, Ban tổ chức đang giới thiệu lãnh đạo Đảng, nhà nước và đoàn khách quốc tế tới tham dự lễ mít tinh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn, nhắc lại sự kiện cách đây đúng 70 năm, tại vị trí này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trên nhiều tuyến phố, người dân tập trung rất đông.

nguyenthaihoc178381441153008jpg
Người dân tập trung theo dõi diễu binh trên đường Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.

7h05

Ngọn lửa truyền thống biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn của dân tộc Việt Nam, được những vận động viên tiêu biểu rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ngọn lửa được trao cho trung tướng Triệu Xuân Hòa, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để thắp lên đài lửa. Lãnh đạo Đảng, nhà nước và các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành làm lễ chào cờ trước Quảng trường Ba Đình. Cùng lúc, tại Hoàng thành Thăng Long, 21 loạt đại bác đắt đầu nổ vang rền.

dailua84741441152544jpg
Ngọn lửa được trao cho trung tướng Triệu Xuân Hòa, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để thắp lên đài lửa.

db313451441154284jpg
21 loạt đạn bác nổ vang rền trong khu vực Hoàng thành. Ảnh: Quý Đoàn.

7h00

Lễ chào cờ ở Quảng trường Ba Đình bắt đầu. 21 loạt đại bác cũng được khai hỏa tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long.

Bà Lê Thi, một trong hai người tham gia kéo cờ lễ độc lập 70 năm trước kể lại:

bd125411441153208jpg
Quảng trường Ba Đình lúc 7h sáng nay. Ảnh chụp qua màn hình.

6h55

Đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước đang tiến ra lễ đài, chuẩn bị cho lễ chào cờ bắt đầu lúc 7h5. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch nước sẽ đọc diễn văn và đến 7h40 bắt đầu chương trình diễu binh diễu hành. Điều hành lễ diễu binh là trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

db154741441151992jpg
Các lực lượng chuẩn bị tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ảnh chụp qua màn hình.

6h40

Xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm rất đông người dân đã chờ sẵn. Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, đến nay người dân thủ đô mới lại được chứng kiến diễu binh. Dù quy mô đợt này không như trước, không có sự tham gia của vũ khí trang bị, nhưng người dân vẫn háo hức tham gia.

phao49631441151535jpg
Ảnh: Quý Đoàn.

Tại Hoàng thành Thăng Long, pháo lễ đã vào đội hình, đạn pháo đã lên bệ. 75 lính pháo binh trang phục chỉnh tề sẵn sàng nhận lệnh từ 6 chỉ huy để khai hỏa. Sẽ có 21 loạt pháo đại bác được bắn cùng thời điểm chào cờ tại Quảng trường Ba Đình. Đảm nhận nhiệm vụ này là Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh), sản xuất đạn pháo 105 mm là Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).

db222891441154095jpg
Đạn đại bác đã sẵn sàng. Ảnh: Quý Đoàn.

6h30

Trời Hà Nội đang rất đẹp, gió mát, nhiều tuyến phố thoang thoảng mùi hoa sữa - báo hiệu Hà Nội đã vào thu. Người gia đình giục giã nhau dạy từ sớm để đi xem diễu binh. Người dân từ khắp các quận huyện ngoại thành di chuyển về trung tâm thủ đô, sau khi gửi xe ở nhà người quen, hoặc các điểm trông giữ ở đầu phố, thì cùng nhau đi bộ vào trung tâm Ba Đình. Theo quy định, các tuyến phố đoàn diễu binh đi qua sẽ cấm toàn bộ phương tiện, người dân được phép đứng trên vỉa hè theo dõi.

bd932501441158267jpg
Người dân đứng chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.

nguoidan137571441150372jpg
Người Hà Nội xuống đường đi xem diễu binh, diễu hành từ 5h30 sáng.

nguoidan2a96741441150372jpg
Ảnh: Hoàng Phương.

6h25

dieubinh70121441149858jpg
Các lực lượng tham gia diễu binh tiến vào vị trí chuẩn bị. Ảnh: Quý Đoàn.

Từ đêm 1/9, các khối quân, dân tham gia diễu binh từ nhiều ngả đã di chuyển về đường Hoàng Hoa Thám, chuẩn bị cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành lúc 7h sáng 2/9. Thời tiết hiện tại rất đẹp, gió nhẹ, se lạnh.

Theo vnexpress.net