Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió và mặt trời đang tăng trưởng nhanh chóng tại các quốc gia có nền kinh tế đã và đang phát triển.

unnamed21531437126890jpg
Cối xay gió bên sườn đê biển bảo vệ cho vùng đất trồng trọt hầu như hoàn toàn nằm dưới mực nước biển tại Flevoland, Hà Lan. Ảnh: National Geographic.

Theo National Geographic , năng lượng tái tạo (NLTT) hiện đang phát triển tăng vọt so với những nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

"Năm 2014, một lần nữa, các nguồn NLTT lại đóng góp gần một nửa công suất điện lưới lắp đặt thêm trên toàn thế giới," Achim Steiner, giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết.

Sau hai năm giảm sút, chúng đang thu hút đầu tư trở lại. Thủy điện chiếm phần lớn nhất trong các nguồn NLTT, tiếp đó là năng lượng gió và sinh khối, tuy nhiên tăng trưởng nhanh nhất lại là năng lượng mặt trời.

Mỹ và Trung Quốc đang tiên phong trong lĩnh vực này. Đây là hai nước có công suất sản xuất năng lượng từ gió lớn nhất trong hai năm gần đây, trong khi Đức và Trung Quốc là những nước có nhiều tấm pin năng lượng mặt trời nhất, theo số liệu của Bộ Năng lượng Hoa kỳ và của Mạng lưới Chính sách Năng lượng Tái tạo Thế kỷ 21 (REN21).

Bên cạnh đó còn 5 nước nhỏ hơn cũng đang cho thấy được tiềm năng ban đầu của họ. Italy đang đứng thứ ba thế giới về công suất điện năng từ pin năng lượng mặt trời, và cũng là nước có sản lượng điện từ năng lượng mặt trời cao nhất.

danmachvert82881437126890jpg
Những nước đi đầu trong sản xuất điện từ gió và mặt trời. Đồ họa: NG

Tây Ban Nha sản xuất nhiều điện năng nhất từ công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời, là công nghệ dùng gương để tập trung một lượng lớn ánh sáng mặt trời vào một khu vực nhỏ. Mỹ là nước đứng thứ hai, tiếp theo là các tiểu Vương quốc Ả rập, Ấn Độ và Algeria.

Đan Mạch, vốn được biết đến với những chiếc cối xay gió điển hình ở biển khơi, sản xuất được lượng điện năng lớn hơn bất kỳ một nước nào trên thế giới vào năm 2012. Hai nước châu Âu có đường bờ biển nhỏ là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đứng thứ hai và thứ ba.

Ấn Độ, nơi 1/4 dân số không có điện dùng, có công suất điện năng từ gió đứng thứ năm thế giới trong cuối năm vừa qua, theo Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC). Trong khi đó Tây Ban Nha đứng thứ tư.

Nhật Bản sau vụ việc rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, đã chuyển sang dùng năng lượng mặt trời. Năm ngoái, nước Nhật cung cấp lượng điện năng từ lưới pin mặt trời lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Nhận thấy mức giá của năng lượng mặt trời đang trên đà giảm mạnh trong những năm gần đây, IEA cho biết đến giữa thế kỷ tới năng lượng mặt trời có khả năng sẽ trở thành nguồn điện năng lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 1/4 sản lượng điện thế giới, so với 1% năm 2013.

"Đến năm 2040, những nền kinh tế đang phát triển sẽ dành một tỉ đô la cho các hệ thống quang điện hóa nhỏ, nhiều khả năng sẽ đưa điện tới được các làng mạc xa xôi," Jenny Chase, trưởng nhóm phân tích năng lượng mặt trời tại thời báo tài chính năng lượng mới của Bloomberg cho biết. Nhóm của cô cũng dự đoán đến năm 2030, máy móc chạy bằng năng lượng từ gió và mặt trời sẽ rẻ hơn so với máy móc chạy bằng những nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Minh Minh

Theo vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: nang luong tai tao, nang luong gio, mat troi dang, tang truong nhanh, nen kinh te da, dang phat trien, nguon nltt, lon nhat trong, nang luong, trung quoc, cong suat, nang luong tu gio, nam gan day, pin nang luong mat troi, cong suat dien nang, mat troi, san luong dien, nang luong mat troi, gio va mat troi, dung thu hai, luong dien nang, dien nang lon, tay ban nha dung thu, may moc chay bang,