Trong bối cảnh nền giáo dục của chúng ta hiện nay bị cho là quá kéo dài thời gian giai đoạn phổ thông, quá sức với người học, nặng về kiến thức mà nhẹ về kỹ năng, chú trọng lý thuyết mà ít có tính định hướng nghề nghiệp... thì Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến xã hội - như một cuộc "lột xác" toàn diện.


Du thao chuong trinh giao duc pho thong moi Can co su dong bo  anh 1
Theo chương trình phổ thông mới, ở cấp THPT chỉ còn 4 môn bắt buộc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tuy nhiên, nhiều người còn nghi ngờ, chưa đặt hết niềm tin vào lộ trình đổi mới lần này do còn nhiều điểm chưa đồng bộ nếu thực hiện.

Chẳng hạn, giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 9 gọi là giáo dục cơ bản và từ lớp 10 đến lớp 12 gọi là giáo dục định hướng nghề nghiệp thì liệu trong 9 năm ấy học sinh có thể học đủ kiến thức phổ thông để vào đời? Khi học tiếp lên THPT, liệu có bị học lặp lại kiến thức như chương trình hiện nay? Khi ấy việc biên soạn SGK sẽ phải như thế nào, trong khi việc soạn SGK mới thì đến nay xã hội vẫn đang mù tịt!

Trong lúc giáo viên ở nhà trường thì vẫn theo nếp cũ, các trường sư phạm chưa bắt nhịp với lộ trình đổi mới của Bộ..., thì liệu việc dạy học liên môn, tích hợp có thể đạt hiệu quả tới đâu? SGK, chương trình cho liên môn, tích hợp, đơn môn cũng phải biên soạn như thế nào? Trong lúc nhiều địa phương cơ sở vật chất còn rất sơ sài, thiếu thiết bị, thiếu phòng học, sĩ số quá tải, việc đi lại rất khó khăn..., thì việc dạy theo chuyên đề, theo dự án, theo sự kết hợp liên trường liệu có thực hiện tốt? Khi ấy có lo bị lệch chuẩn giữa các địa phương?

Lộ trình chương trình thay đổi thì công tác thanh tra, đánh giá, thi cử cũng phải thay đổi?

Theo www.thanhnien.com.vn